Khi tiến hành xây dựng căn nhà mơ ước, gia chủ đều mong đạt đến sự chỉn chu nhất có thể. Trong đó, thi công độ dốc nền nhà vệ sinh là hạng mục vô cùng quan trọng. Nó cần đến sự đo đạc tỉ mỉ của người thiết kế, sự cẩn thận của người thợ lắp đặt. Vì chỉ cần làm không đúng theo tỉ lệ sẽ làm quá trình thoát nước bị cản trở. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về hạng mục trên. Để khi tiến hành thực hiện bạn sẽ có những lưu ý đảm bảo cho căn nhà mình được hoàn hảo nhất.
Mục lục bài viết
Yêu cầu thiết kế cho sàn nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh là khu vực sinh hoạt của tất cả các thành viên trong gia đình. Vừa sử dụng để tắm, vệ sinh cá nhân nên sử dụng nguồn nước hầu như là nhiều nhất. Trong thi công, việc hạn chế để nước ngập úng và có thể thoát nước kịp thời là ưu tiên hàng đầu. Vì tình trạng nước không thoát, lâu dài sẽ gây ra hiện tượng ẩm mốc. Nước rỉ ra những khu vực xung quanh trong thời gian dài sẽ khiến khu vực toilet có những vết ố mất thẩm mỹ.
Hơn hết, sức khoẻ các thành viên trong gia đình cũng sẽ bị ảnh hưởng. Sự đo đạc chính xác độ dốc nền nhà vệ sinh giúp nước thoát ngay khi sử dụng. Như vậy, nền nhà cũng không còn đọng nước thành vũng, gây trơn trượt. Những tiêu chuẩn về thiết kế sẽ giữ cho sàn nhà vệ sinh có tuổi thọ lâu hơn:
- Thực hiện thi công thiết kế theo đúng quy trình kỹ thuật, các thông số đo đạc
- Sử dụng những chất liệu chống thấm chất lượng, không thấm nước sang khu vực khác
- Chọn mua những sản phẩm gạch ốp, xi măng có tính chống thấm cao
- Quy trình thực hiện chống thấm làm theo từng bước, cẩn thận kể cả những đường vữa nhỏ
- Sàn có độ dốc phù hợp để nước thoát ra bên ngoài
- Hệ thống thoát nước hoạt động tốt, không rò rỉ hay dễ bị nghẹt
Tiêu chuẩn độ dốc nhà vệ sinh
Trong thiết kế, tỷ lệ đạt chuẩn tạo sự dễ dàng cho việc thoát nước là từ 0,5% – 2%. Tương đương độ nghiêng từ 5mm/1000mm đến 20mm/1000mm. Tuỳ theo diện tích sàn thì độ dốc nền nhà vệ sinh sẽ có sự thay đổi. Diện tích sàn càng lớn thì tỷ lệ dốc càng tăng. Bên cạnh đó, miệng hố nước cần đặt thấp hơn sàn 10mm. Và để có thông số chính xác người thợ phải đo đạc cẩn thận. Như vậy, sẽ giảm thiểu rủi ro khi nước không chảy xuống được miệng cống hoặc sàn nhà quá nghiêng gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Có hai dạng thiết kế phòng tắm, toilet hiện nay là thiết kế sàn nhà âm và dương. Nhà vệ sinh âm là nền nhà thấp hơn những khu vực nhà bếp, phòng ngủ hay phòng khách. Còn nền dương sẽ ngược lại cao hơn nền bên ngoài. Xét theo mặt bằng nền âm sẽ tạo điều kiện lý tưởng hơn cho việc thoát nước. Đồng thời trong phong thuỷ cũng giúp gia chủ không gặp các vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, sự thịnh vượng.
Nhưng kiến trúc nền âm sẽ khó sửa chữa nếu có vấn đề xảy ra, còn nền dương sẽ thi công và khắc phục lỗi dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nó lại gây ra tiếng ồn lớn từ hệ thống nước và sẽ làm nước tràn ra khu vực bên ngoài. Tuỳ theo cấu trúc và mong muốn của chủ nhà để lựa chọn một trong hai dạng cấu trúc này. Đi kèm là thay đổi về các chỉ số đảm bảo được sự hoàn hảo của độ dốc mặt nền.
Cách tính độ dốc nền nhà vệ sinh
Công thức được áp dụng dành cho việc tính toán độ dốc nền sẽ là: i% = L/ H.
Trong đó:
- i% là độ dốc, L là khoảng cách từ khu vực đo đến miệng cống.
- H là sự chênh lệch độ cao từ vị trí đo đến miệng cống.
Với cấu trúc nhà thông thường mỗi nhà vệ sinh sẽ có một miệng cống thoát nước. Nhưng với những căn nhà có diện tích lớn sẽ tích hợp nhiều miệng cống hơn. Từ đó độ nghiêng sẽ thay đổi theo nhiều hướng khác nhau cho nước thoát được ra ngoài.
Những điều kiện tác động đến độ dốc của nền
Trong quá trình thiết kế, tính toán dù có chuẩn đến đâu cũng sẽ xuất hiện những yếu tố tác động đến công trình. Chú ý đến những điểm cần lưu ý sau đây để có thể linh hoạt hơn trong xác định lại thông số chính xác:
- Nền nhà: Đây là một trong những lớp nền của nhà vệ sinh cần được xây dựng chắc chắn. Lớp nền cần được đổ cứng cáp, đảm bảo không bị sụt lún để giữ độ dốc cho nền nhà. Đồng thời đảm bảo được sự an toàn trong suốt thời gian sử dụng. Nếu xuất hiện tình trạng lún nền thì độ dốc sẽ thay đổi đáng kể
- Gạch ốp sàn: Theo xu hướng thiết kế hiện nay, nhà tắm lót gạch không phải điều quá xa lạ. Để có thể đảm bảo được độ dốc cần thiết thì các viên gạch ốp cũng cần được sắp đặt theo đúng thông số. Một vị trí sai thấp hơn hoặc cao hơn cũng ảnh hưởng đến việc thoát nước không như dự tính.
- Kiểu thiết kế: Sàn âm hay sàn dương cũng sẽ ảnh hưởng đến độ dốc nền nhà vệ sinh. Đối với sàn âm tỉ lệ độ dốc sẽ thấp hơn so với sàn dương.
Một số điều lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh sẽ là nơi mang đến sự thư giãn sau những giờ làm việc mệt nhọc. Khi thiết kế sẽ cần có sự cân đối về sự thẩm mỹ và cả yếu tố phong thuỷ. Những lưu ý sau đây sẽ giúp không gian thoáng mát hơn, mang tính thẩm mỹ và đạt tiêu chuẩn hơn.
- Thiết kế đồng bộ: Tone màu chủ đạo được sử dụng hiện nay rất đa dạng. Bạn có thể lựa chọn theo sở thích cá nhân cho nhà vệ sinh của bản thân. Nhưng cần chú ý không chọn quá nhiều tránh gây lệch tone hay quá dư thừa. Các vật dụng trang trí đi kèm và nội thất cũng nên được đồng bộ về chất liệu và tone màu.
- Thoáng mát: Không gian có thông gió sẽ giúp không khí sạch sẽ hơn. Không gây ám mùi nhà vệ sinh và tránh được vi khuẩn có hại phát triển
- Chuẩn tỉ lệ: Từ độ dốc nền nhà vệ sinh, các hạng mục chống thấm hay chiều cao tường cần theo một thông số chuẩn
- Phong thuỷ: “Có thờ có thiêng có kiêng có lành” là quan niệm xưa nay. Nên xây dựng cách xa vị trí bàn thờ phụng, gần phòng bếp hay vị trí gần phòng ngủ tránh phạm vào đại kỵ
Trong bất kỳ một công trình nào cũng cần được tính toán tỉ mỉ. Nó là thước đo đánh giá sự hoàn hảo của một căn nhà hay một công trình kiến trúc lớn. Các thông tin về độ dốc nền nhà vệ sinh trên sẽ mang tính thông tin tổng quan chung. Nhưng cũng đã cung cấp cho bạn góc nhìn khái quát về hạng mục này trong xây dựng. Và khi bắt đầu vào thực hiện sẽ có nhiều yếu tố đi kèm cần có sự đánh giá từ những người có chuyên môn trong nghề.