5 nhóm chất thải y tế - Các phân biệt

5 nhóm chất thải y tế – Cách phân biệt

5 nhóm chất thải y tế – Cách phân biệt

5 nhóm chất thải y tế là những loại rác thải đặc biệt phát sinh từ các hoạt động chữa bệnh, xét nghiệm, tiêm chủng,… tại các cơ sở y tế. Việc phân loại chính xác các loại chất thải này là vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe cộng đồng. Vậy 5 nhóm chất thải y tế là gì và chúng có những đặc điểm như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

Chất thải y tế là gì? 

Chất thải y tế là loại rác thải đặc biệt phát sinh từ các hoạt động khám chữa bệnh, xét nghiệm, tiêm chủng, phòng bệnh, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác liên quan đến sức khỏe con người tại các cơ sở y tế.

Theo quy định của Thông tư 20/2021/TT-BYT chất thải y tế được phân loại dựa trên tính chất nguy hiểm và khả năng gây hại của chúng đối với sức khỏe con người và môi trường. Việc phân loại này nhằm mục đích quản lý, thu gom và xử lý chất thải y tế một cách an toàn và hiệu quả, ngăn ngừa sự lây lan bệnh truyền nhiễm và bảo vệ môi trường.

5 nhóm chất thải y tế
5 nhóm chất thải y tế

Phân biệt 5 nhóm chất thải y tế

Chất thải thông thường

Đây là loại chất thải từ các sinh hoạt thông thường và không hề gây nguy hại, có thể phát sinh từ bệnh viện, phòng làm việc như các hộp giấy, các loại chai lọ, bao bì. 

Chất thải y tế 

Chất thải y tế được phân thành 5 nhóm chính:    

Chất thải gây lây nhiễm 

Chất thải nhiễm khuẩn chứa các mầm bệnh gây nhiễm như vi khuẩn, virus, nấm… Chúng có thể gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như viêm gan B, C, HIV, các bệnh về đường hô hấp…  

Các vật sắc nhọn 

Các vật sắc nhọn như kim tiêm, lưỡi dao phẫu thuật… tuy có kích thước nhỏ bé nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Chúng không chỉ là công cụ để truyền nhiễm các bệnh nguy hiểm mà còn có thể gây ra các tai nạn lao động cho nhân viên y tế khi không được xử lý cẩn thận.

Chất thải y tế từ phòng thí nghiệm 

Chất thải y tế từ phòng thí nghiệm chứa nhiều loại vi sinh vật, hóa chất độc hại, mẫu bệnh có thể từ các chất thải như găng tay, ống nghiệm, các vật cấy, túi máu từ các phòng nghiên cứu bệnh tật, truyền máu, nghiên cứu mô. 

Chất thải y tế 
Chất thải y tế

Chất thải dược phẩm 

Chất thải dược phẩm bao gồm thuốc hết hạn, thuốc hỏng, hóa chất y tế… Chúng chứa nhiều thành phần hóa học độc hại, nếu thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí. 

Chất thải bệnh phẩm 

Chất thải bệnh phẩm là các mẫu vật sinh học lấy từ cơ thể người để xét nghiệm nghiệm như máu, nước tiểu, phân,.. Chúng có thể chứa nhiều loại mầm bệnh khác nhau gây ra các bệnh truyền nhiễm.    

Chất thải hóa học 

Chất thải hóa học từ nhiều nguồn có thể là các hóa chất sử dụng trong quá trình xét nghiệm, khử trùng, hóa trị,… Chúng có tính ăn mòn, dễ cháy nổ và gây ra tính độc hại cao. 

Chất thải phóng xạ 

Chất thải phóng xạ chứa các đồng vị phóng xạ, phát ra các tia phóng xạ có khả năng gây tổn thương tế bào, gây ung thư. Có thể là các chất thải như bơm tiêm, dung dịch chứa nhân tố phóng xạ để điều trị, khí từ kho phóng xạ.  

Các vật chứa có áp suất

Các vật chứa có áp suất như bình khí y tế CO2, O2, Gas, bình khí dùng 1 lần,… các bình này dễ gây cháy nổ và thương tích cho người xung quanh.

Những loại thùng rác y tế phù hợp với 5 nhóm chất thải y tế

Loại thùng rác Màu sắc Chất liệu Công dụng
Thùng rác y tế cho chất thải lây nhiễm Vàng  Nhựa HDPE Dùng để đựng các loại chất thải có khả năng lây nhiễm cao như băng gạc dính máu, kim tiêm, ống nghiệm…
Thùng rác y tế cho vật sắc nhọn Đỏ  Nhựa HDPE Dùng để đựng các vật sắc nhọn như kim tiêm, lưỡi dao phẫu thuật…
Thùng rác y tế cho chất thải hóa học Đen  Nhựa HDPE Dùng để đựng các loại hóa chất độc hại, thuốc hết hạn…
Thùng rác y tế cho chất thải thông thường Xanh  Nhựa HDPE Dùng để đựng các loại chất thải không nguy hiểm như giấy, bao bì…

Các phương pháp xử lý 5 nhóm chất thải y tế

Đốt

Đốt là phương pháp phổ biến nhất để xử lý chất thải y tế, đặc biệt là chất thải lây nhiễm và các vật sắc nhọn. Quá trình đốt diễn ra ở nhiệt độ cao (trên 1000°C), đủ để tiêu diệt hoàn toàn các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại và các chất hữu cơ khác. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn một số nhược điểm như làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe vì quá trình đốt có thể sản sinh ra các chất độc hại.

Khử trùng

Khử trùng là phương pháp sử dụng các tác nhân vật lý hoặc hóa học để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh trong chất thải y tế. Các phương pháp khử trùng phổ biến bao gồm:

  • Khử trùng bằng hơi nước: Sử dụng hơi nước nóng để tiêu diệt vi khuẩn, virus.
  • Khử trùng bằng hóa chất: Sử dụng các hóa chất như chlorine, formaldehyde để diệt khuẩn.
  • Khử trùng bằng tia cực tím: Sử dụng tia UV để phá hủy DNA của vi sinh vật.

Phương pháp khử trùng có ưu điểm là an toàn, hiệu quả và dễ thực hiện. Tuy nhiên, nó không tiêu hủy hoàn toàn chất thải, mà chỉ làm giảm khả năng gây bệnh của chúng.

Các phương pháp xử lý 5 nhóm chất thải y tế
Các phương pháp xử lý 5 nhóm chất thải y tế

Xử lý bằng plasma

Công nghệ plasma sử dụng nhiệt độ cực cao để phân hủy chất thải thành các thành phần cơ bản như carbon dioxide, hơi nước và các nguyên tố vi lượng. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như hiệu suất cao và không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu rất cao và đòi hỏi công nghệ phức tạp.

Xử lý sinh học

Phương pháp này sử dụng các vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ trong chất thải. Các vi sinh vật sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ thành các chất vô hại như carbon dioxide, nước và muối khoáng.Ưu điểm của phương pháp này là thân thiện với môi trường, chi phí thấp. Tuy nhiên, quá trình xử lý diễn ra chậm và chỉ áp dụng được cho một số loại chất thải.

Chôn lấp

Chôn lấp là phương pháp xử lý cuối cùng khi các phương pháp khác không thể áp dụng. Chất thải được chôn lấp trong các bãi chôn lấp được thiết kế đặc biệt, cách ly với môi trường xung quanh. Phương pháp này có chi phí thấp nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro gây ra ô nhiễm đất và ô nhiễm nguồn nước ngầm.

Phân loại và xử lý rác thải y tế là rất quan trọng để giảm thiểu tác động tiêu cực của chúng đến môi trường và bảo vệ sức khỏe của con người. Vì thế chúng ta cần phải tuân thủ các nguyên tắc xử lý rác thải y tế để tạo nên một môi trường sống chất lượng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *