Bể phối (hay còn gọi là bể tự hoại) là khu vực giữ vai trò quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải của nhiều gia đình. Vậy, cách tính mét khối bể phốt như thế nào? Cần lưu ý gì khi xây dựng bể phốt? Hãy cùng Môi trường Nàng Thơm tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Bể phốt là gì?
Bể phốt là thành phần quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải của ngôi nhà. Khu vực này thường được nối thông với bồn cầu, Lavabo, chậu rửa bát, các lỗ thoát sàn cùng nhiều vị trí thoát nước thải khác xung quanh căn hộ. Do đó, việc tính toán và xây dựng bể phốt sao cho phù hợp và thẩm mỹ là điều được các gia đình và nhà đầu tư quan tâm.
Bể phốt là bộ phận quan trọng của hệ thống xử lý nước thải (Nguồn: Internet)
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể phốt 2 – 3 ngăn
Trên thị trường hiện nay có 3 loại bể phốt phổ biến là bể phốt 2 ngăn, bể phốt 3 ngăn và bể phốt 3 ngăn cải tiến Bastaf. Bể phốt có thể được làm bằng gạch, xi măng hay cốt thép tùy theo sở thích của gia chủ. Ngoài ra, hiện nay cũng có loại bể phốt đúc sẵn làm từ nhiều chất liệu khác nhau như nhựa, inox, composite,…
Nguyên lý hoạt động của bể phốt không quá phức tạp. Bể phốt là nơi chứa phân, nước tiểu cũng như các chất thải sinh hoạt hằng ngày của gia đình. Tại bể phốt, các chất này sẽ bị phân hủy dưới tác động của vi khuẩn kị khí, chuyển thành thể lỏng và thoát ra ngoài theo hệ thống thoát nước hầm cầu.
Xem thêm: Bật mí: Có nên đặt bể phốt dưới gầm cầu thang?
Cách tính mét khối bể phối chuẩn nhất
Nhằm phát huy tối đa công năng và đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia đình, cần phải nắm vững cách tính mét khối bể phốt chuẩn để xây dựng chính xác. Quy trình này được tiến hành rất đơn giản. Gia chủ chỉ cần đo chính xác ba cạnh dài, rộng, cao của bể phốt và thực hiện tính toán theo công thức sau:
V = a x b x h
(trong đó, a, b và h lần lượt là số đo chiều dài, rộng, cao của bể phốt)
Ngoài ra, khi xây dựng bể phốt cũng cần lưu ý đến dung tích bể phốt (kí hiệu là W). Dung tích này được tính theo công thức sau:
W = Wn + Wc
Trong đó, Wn là thể tích nước xả vào bể phốt trong 1 ngày (80% lượng nước cung cấp trong 1 ngày), Wc là thể tích cặn của bể phốt tính theo mét khối (m3). Riêng chỉ số Wc ta tính theo công thức sau:
Wc = [a x T x (100 – W1) x b x c] x N : [1000 x (100 – W2)]
Theo công thức trên,
- a: Lượng cặn trung bình mà 1 người thải ra trong 1 ngày
- b: Hệ số giảm thể tích cặn khi lên men (b = 0,7)
- c: Hệ số giữ lại khi hút bể phốt (mục đích để giữ lại vi sinh vật kỵ khí) (c = 1,15)
- T: Khoảng thời gian giữa hai lần lấy cặn (T = 180 ngày).
- W1: Độ ẩm cặn tươi khi vào bể phốt (W1 = 95%)
- W2: Độ ẩm cặn lên men trong bể phốt (W2 = 90%)
- N: Số người sử dụng bể tự hoại.
Những lưu ý khi xây dựng bể phốt mà bạn cần biết
Xây dựng bể phốt cho gia đình, chung cư, tầng hầm đều có những sự khác nhau nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung, cần phải chú ý các điểm sau đây:
- Diện tích, kích thước bể phốt: Bể phốt cho gia đình sẽ được tính theo đơn vị mét khối, tùy thuộc vào ngôi nhà có một hay nhiều phòng ngủ. Trong khi đó, bể phốt dành cho chung cư và tầng hầm có thể tích tùy thuộc quy mô căn hộ xây dựng (thường là tối thiểu 11,4 – 13,3 mét khối cho 10 căn hộ).
- Độ dày của tường bể phốt: Bể phốt gia đình nên xây tường 20 để tăng khả năng chống thấm và tránh nứt vỡ sau thời gian dài sử dụng. Bể phốt chung cư, tầng hầm nên xây với độ dày từ 220mm trở nên hoặc dày hơn do khả năng chứa cao hơn.
- Loại bể phốt: Để kéo dài thời gian sử dụng, các chung cư, tầng hầm nên chọn loại bể phốt hiện đại như bể phốt 3 ngăn hoặc bể phốt 3 ngăn cải tiến Bastaf,…Trong khi đó, quy mô gia đình nhỏ hơn nên có nhiều lựa chọn hơn. Gia chủ hoàn toàn có thể chọn bể phốt 2 ngăn hoặc 3 ngăn với chất liệu đa dạng tùy thuộc vào sở thích của mình.
Trên đây là một vài vấn đề xoay quanh bể phốt, cách tính mét khối bể phốt theo tiêu chuẩn và những lưu ý khi xây dựng bể phốt mà Môi trường Nàng Thơm muốn gửi đến bạn. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc thiết kế bể phốt cho gia đình, chung cư hay tầng hầm!
Tham khảo thêm: Hướng Dẫn Cách Xử Lý Hầm Cầu Bị Đầy Đơn Giản Tại Nhà