Cách bố trí nhà vệ sinh cho nhà ống như thế nào vừa đẹp, vừa hợp phong thủy là điều không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây, Nàng Thơm sẽ mách bạn cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống không chỉ hợp phong thủy mà còn mang tính thẩm mỹ cao.
Mục lục bài viết
Đặc điểm nhà vệ sinh trong nhà ống
Các mẫu thiết kế nhà ống hiện nay có diện tích khá là hẹp. Do đó, phải tận dụng những khoảng trống để thiết kế nhà vệ sinh, nhằm tiết kiệm không gian. Nhà vệ sinh trong nhà ống thường nằm ở các khu vực góc của mỗi phòng và góc sau của ngôi nhà. Hiện nay có một số gia chủ thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống ở khu vực cầu thang.
Nhà vệ sinh trong nhà ống thường có diện tích từ 3m2– 5m2. Đồng thời nhà vệ sinh phải đảm bảo có 3 khu vực chính là bồn cầu, bồn rửa mặt lavabo và khu tắm.
Xem thêm: Liệu có nên để nhà vệ sinh trong phòng ngủ không? Lưu ý khi xây dựng
Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
Nhà vệ sinh trong nhà ống có diện tích khá nhỏ. Vì vậy khi bố trí không gian trong khu vực này, bạn nên đặt sự thoải mái và tiện nghi lên hàng đầu. Dưới đây là một số cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống phù hợp mà bạn có thể tham khảo:
Diện tích sử dụng
Để cách bố trí nhà vệ sinh cho nhà ống hợp lý và tăng tính thẩm mỹ thì bạn nên qua tâm đến diện tích sử dụng.
Đối với diện tích nhà vệ sinh khi được thiết kế trong nhà ống sẽ dao động từ 3m2– 5m2. Để quyết định diện tích nhà vệ sinh phù hợp nhất thì cần dựa vào diện tích mặt sàn và số lượng thành viên trong gia đình.
Hướng
Khi thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống, bạn cần chú ý đến hướng của nhà vệ sinh. Theo các chuyên gia phong thủy, hướng tốt để đặt nhà vệ sinh là Tây Nam hoặc Đông Bắc.
Đặt nhà vệ sinh theo hướng Đông Bắc và Tây Nam sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Đồng thời mang lại nhiều tài vận, may mắn cho gia chủ.
Vị trí
Bạn nên đặt nhà vệ sinh ở một khu vực thoáng đãng và thuận tiện cho việc di chuyển của các thành viên trong gia đình.
Để thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống không vuông vức, bị xéo vạt. Bạn có thể thể tận dụng những không gian ở góc thừa làm nhà vệ sinh. Cách làm này không chỉ tạo sự thông thoáng cho mảnh đất mà còn hợp phong thủy.
Còn với những thiết kế nhà ống nhiều tầng. Vị trí thích hợp để thiết kế nhà vệ sinh là khu vực ở góc sau của ngôi nhà. Thiết kế nhà vệ sinh ở khu vực này giúp tránh đối diện với phòng bếp hay phòng ngủ.
Ngoài ra bạn cũng có thể áp dụng cách bố trí nhà vệ sinh cho nhà ống ở vị trí gầm cầu thang. Đây là cách bố trí vừa giúp tận dụng tối đa không gian vừa đảm bảo sự tiện nghi.
Tuy nhiên, khi thiết kế nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang bạn cần đặt thêm chậu cây xanh bên cạnh cửa nhà vệ sinh. Cây xanh là cách để hóa giải phong thủy, trung hòa được âm khí cho ngôi nhà.
Phong thủy
Theo các chuyên gia về phong thủy, gia chủ không nên đặt nhà vệ sinh ở hướng Nam. Bởi theo Ngũ hành, hướng Nam thuộc mạng Hỏa. Nhà vệ sinh thì thuộc mệnh Thủy. Do đó mạng Thủy và mạng Hỏa là kỵ nhau.
Gia chủ cũng không nên đặt nhà vệ sinh về hướng Bắc. Vì trong phong thủy, đặt nhà vệ sinh hướng Bắc khiến cho yếu tố thủy năng tăng cao.
Ngoài ra, gia chủ cũng không được bố trí nhà vệ sinh hướng Đông Bắc. Nếu đặt ở hướng này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ và các thành viên trong gia đình.
Bố trí đồ dùng nhà vệ sinh
Cấu trúc đồ dùng nhà vệ sinh sẽ có 3 khu vực chính gốm bồn cầu, bồn rửa mặt lavabo và khu tắm.
Hiện nay có nhiều gia chủ sử dụng tấm kính cường lực để làm vách ngăn tách riêng khu vực tắm và bồn cầu, bồn rửa mặt. Như vậy sẽ giúp phân biệt hai không gian khô và ướt trong nhà vệ sinh, đảm bảo sạch sẽ hơn.
Tuy nhiên với nhà vệ sinh có diện tích 5m2 thì ngoài bồn cầu và lavabo. Bạn có thể lắp đặt thêm bồn tắm ngồi hoặc bồn tắm nằm. Để không gây cảm giác chật chội, bạn không cần sử dụng vách ngăn giữa các khu vực chức năng trong phòng.
Bên cạnh đó, bạn nên bố trí một chiếc gương trong nhà vệ sinh. Vị trí thích hợp để đặt gương là trên bồn rửa mặt. Đây là đồ dùng giúp nhà vệ sinh sáng sủa, sang trọng và hiện đại hơn.
Nhà vệ sinh trong nhà ống có diện tích nhỏ nên bạn có thể bố trí thêm các kệ treo tường để dầu gội, sữa tắm,… Như vậy sẽ mang lại sự tiện lợi và ngăn nắp, gọn gàng hơn.
Lưu ý bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
Để tránh những sai phạm trong phong thủy, khiến vận khí của ngôi nhà suy giảm. Khi bố trí nhà vệ sinh cho nhà ống bạn cần lưu ý những điều sau:
- Tuyệt đối không nên thiết kế nhà vệ sinh nằm trên khu vực bếp ăn và phòng ngủ, đối diện cửa chính hay cuối hành lang và cạnh phòng thờ. Vì đây là điều cấm kỵ trong phong thủy, khiến gia chủ hay gặp các vấn đề về sức khỏe.
- Bên cạnh đó, tuyệt đối không đặt nhà vệ sinh ngay trung tâm của ngôi nhà.
- Hướng nhà vệ sinh không được đặt cùng hướng bồn cầu.
- Không nên cải tạo từ phòng ngủ thành nhà vệ sinh.
- Thiết kế nhà vệ sinh nên có hệ thống thông gió và cửa sổ thông để trung hòa âm khí cho ngôi nhà và lấy ánh sáng tự nhiên.
- Thường xuyên dọn dẹp, lau chùi nhà vệ sinh để đảm bảo luôn sạch sẽ, không bốc mùi.
Lời kết
Trên đây là những cách bố trí nhà vệ sinh cho nhà ống hợp phong thủy. Thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống hợp lý, đúng phong thủy mang lại nhiều may mắn, sức khỏe cho mọi người trong nhà. Hơn thế nữa, bạn sẽ sở hữu một không gian sống tuyệt vời nhất!