Có Nên Thiết Kế Nhà Vệ Sinh Âm Sàn Không? Vì Sao

Có Nên Thiết Kế Nhà Vệ Sinh Âm Sàn Không? Vì Sao

Để có thể trả lời được cho câu hỏi có nên thiết kế nhà vệ sinh âm sàn hay không thì bạn cần hiểu về cách thức nó được thi công như thế nào. Bên cạnh đó, những lưu ý về mặt thiết kế cần được đảm bảo chính xác để tạo ra không gian vệ sinh hoàn hảo cho tổ ấm của bạn. Hãy tham khảo qua những thông tin liên quan đến dạng thiết kế này để có cái nhìn tổng quan hơn.

Nhà vệ sinh âm sàn là gì?

Nhà vệ sinh âm sàn được hiểu đơn giản là kiểu thiết kế có phần nền thấp hơn so với những phòng khác trong khu vực căn nhà. Thi công theo dạng này sẽ đảm bảo được khu vực vệ sinh thoáng mát, sạch sẽ, không bị tràn nước ra bên ngoài. Bên cạnh đó, sẽ đảm bảo được về mặt phong thuỷ khi tránh được tình trạng ứ đọng nước bẩn làm ảnh hưởng đến sinh khí. 

Cách xây dựng âm sàn cho nhà vệ sinh rất được ưa chuộng hiện nay. Nhưng bên cạnh đó nó cũng đòi hỏi cao ở người thợ xây dựng có sự am hiểu, tính toán chính xác về độ cao thấp theo từng mi-li-mét (mm) đảm bảo cho dòng nước được chảy theo đúng hướng. Hãy xem qua những thông tin dưới đây để hiểu hơn về cách thi công và ưu, nhược điểm đi kèm với dạng thiết kế này.

Có nên thiết kế nhà vệ sinh âm sàn không? 

Nếu so sánh thì nền nhà ở các khu vực khác sẽ được xây dựng bằng cốt đỉnh của dầm, còn nhà vệ sinh sẽ là cốt đáy của dầm. Có sự chênh lệch về chiều cao, tính luôn cả độ dày của sàn thì nhà vệ sinh sẽ thấp hơn các khu vực khác. Ví dụ: dầm cao của các nền khác là 30cm thì đáy dầm của nhà vệ sinh sẽ là 20cm. Thi công thêm các đường ống nước phía trên vào khoảng 15 – 17cm thì sẽ có độ chênh lệch chuẩn từ 3 – 5cm.

Nhà vệ sinh âm sàn
Nhà vệ sinh âm sàn

Đây là độ chênh lệch được các chuyên gia thiết kế khuyến nghị. Bên cạnh đó về độ dốc cũng cần đạt tối thiểu 0,5% (5mm/ 1.000mm). Miệng ống thoát nước thì cần đặt thấp hơn sàn trong khoảng 10mm, như vậy nước sẽ dễ dàng thoát ra ngoài hơn, không bị đọng lại thành vùng gây ẩm ướt.

Xem thêm: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Sàn Nhà Tắm Bị Trơn

Lưu ý khi lựa chọn thiết kế nhà vệ sinh âm sàn.

Từ quá trình thiết kế đến thi công các số liệu cần được tính toán và đo đạc một cách chính xác. Nếu không rất dễ xảy ra tình trạng nền phòng vệ sinh cao hơn các nền nhà còn lại hoặc không đạt được độ dốc phù hợp. Vì vậy công trình xây dựng nên được thực hiện từ những chủ thầu và thợ lành nghề, có kinh nghiệm.

Thiết kế mặt sàn âm sai cách cũng dễ dẫn đến độ thấm không được duy trì rất dễ sinh ra hiện tượng ẩm thấp. Đây là một điều tối kỵ trong phong thuỷ vì nước bẩn sẽ tạo ra hung khí gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và vận khí của gia chủ. 

Thiết kế nhà vệ sinh âm sàn
Thiết kế nhà vệ sinh âm sàn

 Ưu và nhược điểm của nhà về sinh âm sàn

 Ưu điểm: 

  • Quá trình lắp đặt hệ thống các đường ống sẽ nhanh chóng hơn vì đều được đặt trong sàn nhà 
  • Tăng tính thẩm mỹ 
  • Chống tình trạng nước tràn ra những khu vực khác trong nhà. Làm cho khu vực vệ sinh khô thoáng, mát mẻ 
  • Đảm bảo được về phong thuỷ, tránh tích trữ những năng lượng xấu gây ảnh hưởng đến tài lộc chủ nhà.

 Nhược điểm: 

  • Mất nhiều thời gian, chi phí cải tạo nếu thiết kế sai
  • Giảm độ chống thấm cho nhà vệ sinh

Vậy kết luận, có nên thiết kế nhà vệ sinh âm sàn không thì câu trả lời khuyến khích là nên. Vì nhìn chung nó sẽ đáp ứng được đầu tiên về mặt thẩm mỹ của căn nhà. Tránh những đường ống rườm rà có thể hư hỏng bởi tác động của ngoại lực. Thứ hai là cả các chuyên gia xây dựng hay các nhà phong thuỷ đều cho rằng sàn khu vực vệ sinh thấp hơn đều mang đến vận khí tốt hơn, tránh những điều xấu. Nên việc thiết kế âm sàn cho nhà vệ sinh là một lựa chọn hợp lý. 

Tham khảo thêm: Cách Đi Đường Thoát Nước Nhà Vệ Sinh Đạt Tiêu Chuẩn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *