Có rất nhiều nguyên nhân gây thấm nhà vệ sinh như: công trình kém chất lượng, sự cố rò rỉ nước, do bục vỡ đường ống nước âm tường,… Thông thường, các vị trí thấm dột thường gặp là khu vực sàn nhà tắm, cổ ống sàn nhà vệ sinh,… Để xử lý tình trạng này, gia chủ có thể tham khảo phương pháp sử dụng màng khò, hóa chất Sika như gợi ý sau đây của chúng tôi!
Trên thực tế, những vấn đề thấm dột nhà vệ sinh xảy ra không phải là hiếm. Vì ngay từ khâu thiết kế và thi công cho đến hoạt động sử dụng nhà vệ sinh đều mang đến những nguy cơ khiến công trình bị thấm ẩm.
Sau khi nhà vệ sinh bị thấm nước thường xuất hiện những dấu hiệu điển hình như: Sàn nhà vệ sinh bị bong tróc, gạch bị đóng rêu, không gian nhà ẩm thấp và có mùi hôi, trần dưới bị thấm dột, nước chảy từ tầng trên xuống,…
Theo đó, các dấu hiệu này xảy ra ảnh hưởng không nhỏ tới không gian làm việc và sinh hoạt của gia đình. Đặc biệt, tình trạng này có thể gây trơn trượt, té ngã, kết cấu nhà vệ sinh bị phá hỏng cũng như ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ không gian nhà vệ sinh.
Mục lục bài viết
Tổng hợp các nguyên nhân gây thấm nhà vệ sinh
Có rất nhiều nguyên nhân gây thấm dột nhà vệ sinh. Tuy nhiên, phổ biến và thường gặp nhất vẫn là các nguyên nhân sau:
- Công trình chưa chống thấm hoặc xử lý chống thấm nhà vệ sinh không triệt để, không đúng kỹ thuật trước đó.
- Xây dựng, thi công nhà vệ sinh ẩu, chất lượng công trình kém, dẫn đến công trình dễ xuống cấp và phát sinh thấm dột.
- Do sự cố rò rỉ nước tại các vị trí đấu nối vòi nước âm, ở vòi sen hay sát với bề mặt tường.
- Do bục vỡ đường ống nước trong hộp kỹ thuật âm tường.
- Do điểm thoát nước nhà vệ sinh không xử lý đúng kỹ thuật.
- Do lắp đặt bồn cầu hay các thiết bị vệ sinh sai kỹ thuật làm nước xả tràn ra ống thoát nước, dẫn đến bị thấm dột xuống nền.
- Các vị trí mạch gạch nền nhà bị bong tróc, tạo kẽ hở thấm dột nước, lâu ngày gây ra hiện tượng thấm dột sàn, tường nhà và chảy xuống tầng dưới, hộp kỹ thuật.
Các vị trí hay bị thấm trong nhà vệ sinh
Thông thường, có 4 vị trí nhà vệ sinh thường xuyên xảy ra thấm dột gồm:
- Sàn bê tông tại khu vực nhà tắm
- Vị trí cổ ống đi xuyên khu vực sàn nhà vệ sinh
- Khu vực chân tường, nơi tiếp giáp giữa sàn và tường nhà
- Khu vực hộp chứa các loại đường ống kỹ thuật cũng như ống cấp thoát nước, chữa cháy,…
Cách xử lý, khắc phục nhà vệ sinh bị thấm nước
Nắm rõ các nguyên nhân gây thấm nhà vệ sinh sẽ giúp bạn lựa chọn cách khắc phục triệt để tình trạng nhà vệ sinh thấm nước. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
Sử dụng màng khò
Đây là phương pháp đem lại hiệu quả tốt nhất trong quá trình chống thấm. Cụ thể, phương pháp này tạo một lớp màng mỏng trên bề mặt sàn nhà vệ sinh. Lớp màng này có tác dụng ngăn nước thẩm thấu và ngấm vào kết cấu hạ tầng.
Ưu điểm của phương pháp này là khả năng chống thấm, dột hiệu quả, độ bền cao và tốc độ thi công nhanh chóng.
Tuy nhiên, cách làm này có hạn chế là kích thước màng có nhiều điểm giáp mí, và chỉ hiệu quả đối với kết cấu ngang sàn. Ngoài ra, phương pháp này còn gây ô nhiễm môi trường.
Sử dụng vật liệu màng chống thấm tự dính
Màng chống thấm tự dính là vật liệu cho khả năng chống thấm gần như tuyệt đối. Do đó, nếu được sử dụng cho công trình có nguy cơ thấm dột cao, phương pháp này có tác dụng chống thấm tuyệt đối, hiệu quả duy trì lâu dài, thời gian thi công nhanh chóng.
Ưu điểm khi dùng phương pháp màng chống thấm:
- Hiệu quả chống thấm nước triệt để và toàn diện
- Tuổi thọ sử dụng cao, lâu năm
- Thi công nhanh chóng, dễ dàng tốn ít thời gian
Xử lý thấm dột nhà vệ sinh bằng Sika
Ngoài các loại màng chống thấm như đã gợi ý, quý gia chủ có thể tham khảo cách xử lý chống thấm bằng hóa chất như sika. Đây cũng là phương pháp chống thấm sàn nhà tắm triệt để.
Được biết, hóa chất Sika là vật liệu chống thấm dạng lỏng có khả năng thẩm thấu tốt và tạo tinh thể liên kết bền chắc cho công trình.
So với việc chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm, giải pháp này được xem là dễ thực hiện hơn. Ngoài ra, phương pháp chống thấm Sika còn có nhiều ưu điểm như:
- Hiệu quả xử lý tối ưu và bền vững
- Lớp màng chống thấm có tác dụng tồn tại vĩnh cửu với công trình
- Độ bền cao
Trên đây là tổng hợp các nguyên nhân gây thấm nhà vệ sinh cùng một số gợi ý cách xử lý triệt để tình trạng này. Nếu quý khách hàng còn thắc mắc hoặc muốn tư vấn kỹ hơn về cách xử lý chống thấm, vui lòng liên hệ ngay tới hotline của chúng tôi để được tư vấn chi tiết và cụ thể.