Nhà vệ sinh cho người khuyết tật sẽ được bố trí khác với nhà vệ sinh thông thường. Điều này sẽ giúp người khuyết tật có thể sử dụng chúng một cách dễ dàng và tiện lợi hơn. Vậy cách bố trí nhà vệ sinh, phòng tắm dành cho người khuyết tật như thế nào là tối ưu, hợp lý?
Mục lục bài viết
Tiêu chuẩn của nhà vệ sinh dành cho đối tượng người khuyết tật
Nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật phải đảm bảo sự an toàn trong quá trình sử dụng. Điều này có nghĩa là phần sàn nhà phải được áp dụng các giải pháp chống trơn trượt để người khuyết tật dễ dàng và an toàn hơn khi di chuyển.
Khi này, gạch lát nền dành cho nhà vệ sinh kiểu này đó là gạch chống trơn, mặt nhám. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý tới độ dốc của sàn. Cần phải đảm bảo thiết kế sao cho vừa có khả năng thoát nước nhanh, vừa giúp người khuyết tật có thể di chuyển dễ dàng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng thêm các loại dung dịch có khả năng chống trơn trượt để an toàn hơn cho người dùng.
Kích thước nhà vệ sinh
Diện tích tiêu chuẩn của nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật đã được quy định cụ thể theo quyết định 04/2012/QĐ-BXD. Cụ thể, hiện có 3 kích thước tiêu chuẩn dành cho diện tích nhà vệ sinh cho người khuyết tật như sau:
- Với nhà vệ sinh có lối vào thẳng, phù hợp với người khuyết tật đi bằng xe lăn, diện tích tối thiểu của nhà vệ sinh sẽ là 1.9m x 1m đối với cửa mở ra ngoài và 2.7m x 1m đối với cửa mở vào trong.
- Với nhà vệ sinh có lối vào song song dành cho những người khuyết tật đi xe lăn, diện tích nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn tối thiểu là 1.5m x 1.45m.
- Với nhà vệ sinh chỉ có một lối đi duy nhất, kích thước nhà vệ sinh tối thiểu là 1.5m x 1.45m.
Xem thêm: Diện tích nhà vệ sinh và các tiêu chuẩn cần đạt trong xây dựng nhà vệ sinh
Cách bố trí thiết bị vệ sinh phù hợp với người khuyết tật
Ngoài những lưu ý về diện tích, mặt sàn, bạn cũng cần chú ý tới việc bố trí và lắp đặt các thiết bị vệ sinh sao cho phù hợp với đối tượng sử dụng là người khuyết tật. Cụ thể như sau:
Với bồn cầu
Trong trường hợp bạn muốn lắp đặt những chiếc bồn cầu thông thường dành cho nhà vệ sinh của người khuyết tật, bạn sẽ cần nâng cao khu vực sàn cho phù hợp. Điều này sẽ giúp người khó vận động có thể sử dụng chúng dễ dàng hơn.
Tuy nhiên bạn cũng có thể chọn mua những chiếc bồn cầu đặc biệt, được thiết kế đặc biệt dành riêng cho người khuyết tật. Bồn cầu loại này sẽ có tay vịn và các phụ kiện hỗ trợ khác kèm theo.
Với chậu rửa mặt
Với chậu rửa mặt trong nhà vệ sinh cho người khuyết tật, bạn nên tránh những sản phẩm có kèm theo tủ chậu phía dưới. Nên tối giản bồn rửa mặt sao cho phù hợp để phần trống phía dưới dành cho người khuyết tật ngồi hoặc đứng dễ dàng mà không bị va đầu vào gây nguy hiểm.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý tới kích thước nhà vệ sinh sao cho phù hợp và cân đối với diện tích của nhà vệ sinh. Bạn cũng có thể lắp đặt nhà vệ sinh nghiêng về phía trước để người khuyết tật dùng xe lăn cũng có thể sử dụng dễ dàng.
Với vòi tắm hoa sen
Bạn có thể lựa chọn bồn tắm ngồi đặt trong nhà vệ sinh cho người khuyết tật. Điều này sẽ giúp mọi người có thể sử dụng chúng dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đặt vòi sen tắm, van điều khiển đúng tầm để người khuyết tật có thể với tới mà không gặp bất kỳ khó khăn gì.
Trong trường hợp bạn không bố trí bồn tắm ngồi thì cần chú ý lắp đặt vòi sen tắm thật thấp để người khuyết tật ngồi xe lăn có thể sử dụng chúng một cách thuận tiện nhất.
Với tay vịn
Trong nhà vệ sinh cho người khuyết tật không thể thiếu các thanh vịn hỗ trợ. Những thanh vịn này thường được gắn vào tường để người khuyết tật bám vào đó và tự đứng lên, di chuyển.
Khi này bạn nên lưu ý bố trí các tay vịn này ở khu vực bồn cầu, chậu rửa mặt chuyên dụng cũng như khu vực vòi hoa sen. Kích thước, hình dáng, vật liệu và màu sắc của tay vịn cũng rất đa dạng nên bạn cần lựa chọn chúng sao cho phù hợp với phong cách thiết kế của nhà tắm, nhà vệ sinh mình.
Lưu ý trong khi xây dựng nhà vệ sinh cho người khuyết tật
Trong quá trình xây dựng nhà vệ sinh dành cho đối tượng sử dụng là người khuyết tật, có một vài lưu ý mà bạn cần nắm được như sau:
- Cần có một kế hoạch tỉ mỉ trong việc xây dựng nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật. Điều này sẽ giúp bạn có thể lên kế hoạch mua đồ dùng, thiết bị vệ sinh phù hợp cũng như nắm được những khó khăn trong quá trình xây dựng để đưa ra hướng giải quyết hợp lý.
- Cần đảm bảo yếu tố an toàn và sự thoải mái, dễ dàng cho người khuyết tật khi sử dụng nhà vệ sinh đó.
- Cửa tắm nhà vệ sinh cần được thiết kế rộng hơn. Gạch lát nền nên sử dụng loại chống trơn để an toàn khi di chuyển.
Trên đây là những thông tin liên quan tới việc bố trí nhà vệ sinh cho người khuyết tật mà bạn cần biết. Đây là đối tượng kém may mắn hơn khi đã bị tổn thương một bộ phận nào đó trên cơ thể, vậy nên bạn hãy lựa chọn thiết kế nhà vệ sinh sao cho phù hợp để họ cảm thấy an toàn, tiện dụng và tiện nghi nhất nhé.
Tham khảo thêm: Làm nhà tắm bằng kính có những ưu và nhược điểm gì?