Thờ cúng ông bà, tổ tiên hay các vị thần là văn hoá lâu đời tại Việt Nam nói riêng và của một số nước Châu Á nói chung. Nó đã gắn liền với phong tục và với đời sống tinh thần của con người. Các gia đình luôn bố trí khu vực thờ cúng riêng một cách nghiêm trang. Nhưng vì một sai lầm trong thiết kế lại làm ảnh hưởng đến linh khí của cả ngôi nhà. Hãy xem qua những cách hoá giải bàn thờ cạnh nhà vệ sinh. Giúp làm giảm thiểu những điều không may đến với gia chủ.
Vì sao không nên đặt phòng thờ cạnh nhà vệ sinh
Hai khu vực này mang hai luồng khí và công năng hoàn toàn trái ngược nhau. Khu vực vệ sinh là nơi tập hợp nhiều âm khí và chất thải ô uế. Còn nhà thờ, bàn thờ là nơi thờ phụng mang ý nghĩa linh thiêng tạo nên dương khí thịnh vượng cho ngôi nhà. Nếu đặt hai nơi này cạnh nhau sẽ dẫn đến xung đột về mặt phong thuỷ. Từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tiền tài và vận may của những người thân trong gia đình.
Vị trí bàn thờ thường được đặt ở những nơi cao hoặc phòng riêng. Nhưng với những cấu trúc nhà nhỏ hoặc chung cư, thì đôi khi lại không thể tránh khỏi việc bố trí ở gần nhau của khu vực thờ và toilet. Vậy chỉ có thể hoá giải bàn thờ cạnh nhà vệ sinh để giảm thiểu những điềm không may về mặt phong thuỷ. Đồng thời, nó cũng thể hiện sự kính trọng đối với ông bà tổ tiên hay những vị thần được thờ cúng.
Xem thêm: Thiết Kế Nhà Vệ Sinh Và Nhà Tắm Riêng
Cách hoá giải lỗi phòng thờ đặt cạnh nhà vệ sinh
Để có thể tránh vận hạn của việc thiết kế sai phong thuỷ trên. Sau đây sẽ là một vài cách khắc phục hay được áp dụng:
- Gắn gương “phản vệ” là một cách được áp dụng rất nhiều để sửa lỗi sai trong thiết kế. Với bàn thờ nằm phía dưới tầng nhà vệ sinh thì đặt gương ngược lại chiếu thẳng lên trần nhà. Như vậy sẽ đẩy những uế khí trở ngược lại khu vực vệ sinh. Đồng thời thực hiện tương tự để phản lại âm khí về khu vực toilet nếu bàn thờ đặt cạnh nhà vệ sinh.
- Sử dụng đồ vật linh thiêng hoá giải bàn thờ cạnh nhà vệ sinh cũng là một cách phổ biến. Đồ vật phong thuỷ 6 xâu tiền Lục Đế hay còn được gọi là Ngũ Phúc Hoa Mai. Nó có nguồn gốc từ 6 vị vua trong triều đại nhà Thanh. Chúng mang linh khí cao có thể mang đến thịnh vượng cho gia chủ. Đồng thời nó sẽ hoá giải âm khí hay những điều không may.
- Với những không gian nhà nhỏ, vị trí bàn thờ nên được đặt ở nơi cao ráo, sạch sẽ. Khu vực thờ cúng lúc nào cũng mang hơi hướng linh thiêng, thanh tịnh. Vì vậy, lắp đặt ở trên cao vừa bày tỏ sự đáng kính với ông bà tổ tiên. Tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động của những thành viên trong gia đình.
Lưu ý khi thiết kế
Không mê tín, nhưng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Để tránh mang đến điềm xui cho gia đình, hạn chế những phạm kỵ trong phong thuỷ. Sau đây sẽ là một vài lưu ý trong thiết kế khu vực thờ cúng, giúp gia chủ tránh xa những vận hạn.
- Hướng nhà thờ không nên ngược lại với ngôi nhà dễ tạo nên xung khắc. Tránh hướng được xem như “Ngũ Quỷ” là Đông Bắc và Tây Nam. Hạn chế ở những nơi thường hay ra vào như lối đi hay trung tâm nhà. Vị trí này làm mất đi sự thanh tịnh vốn có của việc thờ cúng
- Nhà thờ đặt gần nhà vệ sinh, phòng ngủ hay phòng bếp đều là cấm kỵ. Nếu có thể nên đặt ở những nơi cao hoặc phòng riêng trên tầng thượng có không gian kín
- Không đặt bàn thờ dưới xà ngang, cầu thang dễ làm cho không khí gia đình bị đè nặng. Tinh thần các thành viên dễ khó chịu, bực tức
- Tránh để những đồ vật linh tinh lên bàn thờ phụng làm ảnh hưởng đến tiền tài gia đạo
- Bố trí khu vực thờ đơn giản nhưng vẫn trang trọng và được quét dọn thường xuyên
Trên đây là những lưu ý và cách hoá giải bàn thờ cạnh nhà vệ sinh. Nó mang ý nghĩa tâm linh gắn liền với đời sống tinh thần của chúng ta. Tùy theo điều kiện, cũng như kinh tế mỗi gia đình sẽ có cách thờ cúng và bố trí nhà thờ khác nhau. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn phần nào hiểu hơn sự quan trọng của vị trí nhà thờ và những điều cấm kỵ liên quan.