Việc làm cống thoát nước là vấn đề mà nhiều đơn vị trăn trở. Có rất nhiều công trình xây dựng không có quy trình thi công cống thoát nước chuẩn và đảm bảo. Vậy quy trình thi công chính xác như thế nào? Chi phí làm cống thoát nước là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
Các bước tiến hành thi công cống thoát nước
Quy trình thi công cống thoát nước chuẩn sẽ trải qua 11 bước. Bên dưới sẽ là thông tin, công việc của từng bước bạn có thể tham khảo.
Bước 1: Công tác chuẩn bị và tìm hiểu chi phí làm cống thoát nước
Chuẩn bị là bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng. Công tác chuẩn bị tốt sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí làm cống thoát nước. Và hạn chế rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện. Công tác chuẩn bị sẽ bao gồm:
- Dọn dẹp, chuẩn bị công trường thi công.
- Chuẩn bị vật liệu xây dựng như cát, xi măng, gạch, đá… Chuẩn bị về nhân lực thực hiện. Chuẩn bị các trang thiết bị máy móc như máy xúc, đầm, cẩu… Các loại ống cống đúc theo nhu cầu.
Bước 2: Tạo móng cống bê tông – Bước cần chi phí làm cống thoát nước khá lớn
Ở bước này sẽ cần dùng đến máy xúc để tiến hành đào hố, vận chuyển đất, đá ra ngoài. Nếu sau khi đào xuất hiện nước thì dùng máy bơm để hút sạch, đảm bảo hố khô ráo.
Kỹ sư trong quá trình thi công phải dùng máy toàn đạc và thủy bình. Để kiểm tra chính xác vị trí, độ cao thiết kế. Nếu nền đất yếu thì cần gia cố thêm đất, cát cho vững chắc.
Xem thêm: Biện pháp thi công cống thoát nước chi tiết
Bước 3: Làm đế cống bê tông
Đế của cống thoát nước cần được xây dựng chắc chắn trước khi đặt cống thoát nước xuống. Bởi vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công trình. Nó quyết định đến sự bền bỉ của ống cống. Sau này khi muốn nâng cấp ống thoát nước thì việc thực hiện cũng sẽ đơn giản hơn. Phần đế cống phải được thi công theo chiều dày thiết kế hệ thống thoát nước mưa. Nguyên vật liệu cần được chủ đầu tư yêu cầu.
Bước 4: Đưa ống cống xuống vị trí
Thi công đế cống xong, tiến hành nghiệm thu và dùng máy cẩu để đưa ống cống xuống vị trí. Bên dưới cần có thợ để điều chỉnh sao cho ống cống được đặt đúng vị trí, không bị lệch. Sau khi đặt xuống cần dùng máy toàn đạc để kiểm tra độ chính xác.
Bước 5: Thi công mối nối
Mối nối là điểm đặc biệt quan trọng. Nếu thi công không tốt sẽ làm cho nước sẽ bị thấm từ trong cống ra bên ngoài. Dẫn đến tình trạng phá hủy hết kết cấu của nền. Vì vậy kỹ sư có thể lựa chọn mối nối cứng cáp như xi măng hoặc đổ bê tông. Hoặc các sử dụng mối nối mềm bằng nhựa đường, bao tải tấm nhựa. Để hàn các mối nối ở xung quanh cho chắc chắn.
Bước 6: Thực hiện lớp sơn bitum
Bước tiếp theo bạn cần tiến hành sơn lớp bitum để bảo vệ ống cống, giảm thiểu tình trạng hỏng. Tránh những tác động từ môi trường trong lòng đất và tác động từ thiên nhiên như mưa, oxy hóa… Khi sơn lớp bitum lên đường ống sẽ giúp tiết kiệm chi phí bảo quản, sử đường ống tốt nhất.
Bước 7: Thi công sân cống – Chi phí làm cống thoát nước
Ở bước này, kỹ sư cần hướng dẫn chi tiết cho thợ thực hiện việc thi công theo thiết kế. Phần sân cống phải được trát bằng xi măng, đổ bê tông cho bằng phẳng. Để đảm bảo ống cống có tuổi thọ lâu dài.
Bước 8: Xử lý phần gia cố thượng lưu, hạ lưu
Bước này thực hiện nhằm mục đích là tạo bờ rào vững chắc và giảm áp lực của dòng chảy. Nước có thể chảy thường xuyên, mạnh tác động xấu đến cống và tràn ra ngoài. Vì vậy tùy vào lưu lượng nước, địa hình mà thi công hạ lưu, thượng lưu cho phù hợp.
Bước 9: Tiến hành làm tường đầu, tường cánh
Sau khi hoàn thành bước làm sân cống. Tiếp theo bạn cần tiến hành xây phần tường đầu và tường cánh của cống. Việc này sẽ định hướng dòng chảy và ngăn đất đá không chèn mất cửa cống. Tường đầu và tường cánh của cống được hoàn thiện bằng vữa trát.
Bước 10: Đắp đất mang cống
Tiếp theo cần tiến hành lấp đất vào hai bên mang cống. Đất dùng cho việc này sẽ được chỉ định bởi đơn vị tư vấn thiết kế, thi công. Mỗi lớp đất sẽ dày khoản 15cm để tránh hiện tượng tạo lỗ rỗng làm lún sụt sau thi công.
Phần đất sát cống sử dụng máy đầm cóc thi công để không làm ảnh hưởng đến vị trí cống. Đầm đến độ chặt yêu cầu của nền đường là được. Ở hai bên mang cống cần dùng máy ủi để san đất. Phía cạnh mang cống cần làm thực hiện thủ công để đảm bảo chất lượng.
Bước 11: Nghiệm thu công trình
Thực hiện xong 10 bước trên là đã hoàn tất việc thi công cống thoát nước. Bước cuối cùng đó là nghiệm thu và kiểm tra lại chất lượng của công trình.
Chi phí làm cống thoát nước
Chi phí làm cống thoát nước được đưa ra với mức trung bình là từ 600.000 – 1.500.000vnđ/mét. Chi phí này bao gồm các hạng mục trong quá trình thi công như đào đất, lấp đất, cống. Giá tham khảo cho từng loại cống như sau:
Ống cống D300 có tải trọng VH và HL dài 93m chi phí là 190.000 vnđ/m
- Ống cống D400 có tải trọng VH và HL dài 93m giá thi công là 250.000 vnđ/m
- Ống cống D500 có tải trọng VH và HL dài 93m chi phí thi công là 295.000 vnđ/m
- Ống cống D600 có tải trọng VH và HL dài 93m giá thi công là 340.000 vnđ/m
- Ống cống D800 có tải trọng VH và HL dài 93m giá thi công là 450.000 vnđ/m
- Ống cống D1000 có tải trọng VH và HL dài 93m, chi phí là 890.000 vnđ/m
- Ống cống D1200 có tải trọng VH và HL dài 93m có chi phí là 1.250.000 vnđ/m
- Ống cống D1500 có tải trọng VH và HL dài 93m có chi phí là 1.800.000 vnđ/m
Đây chỉ là báo giá tham khảo và sơ bộ. Mức chi phí làm cống thoát nước sẽ có sự chênh lệch phụ thuộc vào khối lượng của công trình. Tính chất cũng như độ khó của công trình mà chủ đầu tư đưa ra. Để có được bảng giá thi công chi tiết và chính xác nhất. Bạn nên liên hệ với công ty Môi Trường Nàng Thơm theo hotline 0968.77.44.88 để được hỗ trợ, tư vấn.
Lời kết
Thi cống thoát nước hiện nay là vấn đề đặc biệt quan trọng. Trong tình hình đường xá, công trình xây dựng mọc lên nhiều thì hệ thống thoát nước càng cần được thực hiện chính xác, đảm bảo kỹ thuật. Bên trên là thông tin quy trình và chi phí làm cống thoát nước chi tiết bạn có thể tham khảo. Ngoài ra có thể liên hệ với Môi Trường Nàng Thơm để được hỗ trợ, tư vấn dịch vụ này nhé. \
Có thể bạn quan tâm: Phí thông cống 1 lần là bao nhiêu? Đơn vị thông cống uy tín tại Tuy Hòa