Sàn nhà vệ sinh bị thấm nguyên nhân do đâu và cách khắc phục thế nào?

Sàn nhà vệ sinh bị thấm: Nguyên nhân, cách khắc phục

Sàn nhà vệ sinh bị thấm dễ dẫn tới tình trạng ô nhiễm, nấm mốc, xuống cấp công trình phụ. Nếu bạn khó chịu, lo lắng về tình trạng ngấm nước thì hãy xem bài viết dưới đây. Moitruongnangthom.com đã tổng hợp thông tin về nguyên nhân và tips khắc phục tình trạng ngấm nước nhà vệ sinh để bạn dễ áp dụng.

Tại sao sàn nhà vệ sinh lại bị thấm?

Tình trạng sàn nhà vệ sinh bị thấm thường xuất hiện bởi vì tính chất thường xuyên tiếp xúc với nước. Ngoài ra còn có một số lý do khác đã được chúng tôi liệt kê bên dưới, cụ thể:

  • Nước thẩm thấu vào phần mạch chát, sàn bê tông hoặc vết nứt sàn nhà đã bị lún,… đã xuống cấp sau một thời gian sử dụng.
  • Công trình phụ chưa xử lý chống thấm hoặc xử lý không đúng kỹ thuật.
Sàn nhà vệ sinh thường bị ướt bởi vì xử lý chống thấm chưa tốt khiến nước ngấm 
Sàn nhà vệ sinh thường bị ướt bởi vì xử lý chống thấm chưa tốt khiến nước ngấm

Các nguyên nhân dẫn đến sàn nhà vệ sinh bị thấm

Bên cạnh những lý do chính phía trên thì gia chủ cần chú ý thêm một số nguyên nhân khác. Như thế gia chủ sẽ khắc phục tình trạng sàn nhà vệ sinh thấm nước nhanh chóng, phù hợp hơn. Cụ thể:

Cống thoát nước hỏng

Trong lúc thiết kế, thi công sàn nhà vệ sinh nhưng không chú ý bịt kín miệng cống. Điều này dẫn đến tình trạng nước sử dụng bị rò rỉ và ngấm xuống sàn nhà.

Mặt sàn nhà vệ sinh thi công không đảm bảo

Nguyên nhân thứ 2 khiến sàn nhà vệ sinh bị thấm đó là các mạch tiếp giáp thiết kế không kín. Nếu có độ dốc không đảm bảo thì nước sinh hoạt sẽ tích tụ dẫn tới việc thấm, ngấm dần.

Mặt sàn nhà vệ sinh thi công không đảm bảo dễ dẫn tới tình trạng ẩm ướt 
Mặt sàn nhà vệ sinh thi công không đảm bảo dễ dẫn tới tình trạng ẩm ướt

Hệ thống đường ống nước xuống cấp

Sau một thời gian sử dụng, tác động từ môi trường thường khiến ống nước nhà vệ sinh hỏng hóc. Khi đường ống nước rò rỉ hoặc nứt vỡ, nước lúc đó sẽ ngấm vào tường và sàn nhà.

Nước mưa ngấm

Khi công trình phụ không thi công bề mặt chống thấm đủ tốt thì nước mưa sẽ thấm từ bên ngoài vào nhà vệ sinh. Đây là một trong các nguyên nhân khiến nền toilet bị thấm.

Thi công ẩu

Nếu thi công nhà vệ sinh tại đơn vị kém uy tín thì việc xuống cấp rất khó tránh. Công trình phụ không thi công đúng kỹ thuật sẽ dễ thấm nước bởi các lỗi cơ bản như sau:

  • Lắp đặt sai bồn cầu.
  • Làm bong vị trí mạch gạch nền nhà vệ sinh.
  • Thi công sai kỹ thuật các thiết bị vệ sinh khiến nước tràn ra miệng ống.
  • Tính toán, sử dụng sai vật liệu khi thi công chống thấm.
Thi công sai kỹ thuật là nguyên nhân khiến nhà vệ sinh bị thấm
Thi công sai kỹ thuật là nguyên nhân khiến nhà vệ sinh bị thấm

Hậu quả khi sàn toilet bị thấm

Nhà vệ sinh bị thấm lâu ngày nếu không khắc phục sớm sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề. Không những gây mất thẩm mỹ mà công trình phụ còn xuống cấp, không đảm bảo an toàn khi sử dụng. Dưới đây là hậu quả của sàn nhà vệ sinh bị thấm:

  • Sàn, tường nhà vệ sinh xuất hiện ẩm mốc, rong rêu, vết ố vàng loang lổ.
  • Giảm giá trị thẩm mỹ khiến gia chủ tốn kém chi phí cải tạo.
  • Sàn, tường nhà vệ sinh bị nứt nẻ, bong tróc khiến công trình xuống cấp.
  • Sàn nhà dễ trơn trượt, gây nguy hiểm khi sử dụng.
  • Tường nhà vệ sinh ngấm nước dễ dẫn tới việc hở điện, chập điện và cháy nổ.
  • Ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng, ví dụ như bệnh hô hấp, nấm da,…
  • Tốn thời gian, công sức để khắc phục, sửa chữa, cải tạo nhà vệ sinh.
  • Giảm độ bền, tuổi thọ của những ổ điện, thiết bị lắp đặt trong nhà tắm.
Sàn nhà tắm bị thấm sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng 

Phương pháp sửa chữa và ngăn ngừa sàn nhà vệ sinh bị thấm

Những hậu quả nghiêm trọng của sàn nhà vệ sinh khi bị thấm đã khiến nhiều gia chủ lo lắng. Việc sửa chữa, ngăn ngừa tình trạng thấm nước, rò rỉ thực sự cần thiết cho công trình phụ. Cụ thể thì bạn đọc hãy bỏ túi các phương pháp khắc phục hữu ích dưới đây:

  • Thay thế, cuốn lại băng tan thật kín nếu nước rò rỉ tại vòi hoa sen.
  • Liên hệ thợ sửa ống nước nếu đường ống nước nhà vệ sinh bị bục vỡ rò rỉ.
  • Giám sát quá trình lắp đặt bồn cầu, thiết bị vệ sinh đảm bảo đúng kỹ thuật.
  • Chú ý xử lý triệt để khu vực thoát nước chuyên tiếp giáp với sàn nhà vệ sinh.
  • Đặt thoát sàn nhà vệ sinh cần đổ đầy keo, xi măng không để lại khe hở.
  • Kiểm tra, xử lý, cải tạo lại mạch gạch nền nhà vệ sinh thật kín.
  • Thi công chống thấm đúng kỹ thuật, có đầy đủ màng và sơn chống thấm.

Xem thêm: Cách lắp bồn cầu nhanh chóng, không cần thợ

Sàn nhà tắm bị thấm cần khắc phục nhanh chóng, chính xác để đảm bảo an toàn

Bài viết này Moitruongnangthom.com đã tổng hợp thông tin về vấn đề sàn nhà vệ sinh bị thấm nhiều gia đình đang mắc phải. Hy vọng những nguyên nhân, hậu quả và phương pháp khắc phục vừa được chia sẻ bên trên sẽ giúp ích ít nhiều cho bạn. Nếu bạn cần tư vấn, hỗ trợ chi tiết hơn để có giải pháp tốt nhất cho công trình phụ thì hãy liên hệ với chúng tôi.

Xem thêm: Nhà vệ sinh cho công trường có lợi ích gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *